“Phụ huynh nào gửi con đến trường Montessori cũng muốn biết con mình sẽ thế nào khi đi học tiếp một trường truyền thống hay là vào đại học. Rebecca Makhai vào trường trung học sau khi đã hoàn tất việc học tại trường Forest Bluff ở tuổi mười ba. Vài tuần trước khi tốt nghiệp trung học, bằng cách diễn đạt của riêng mình, em đã biết cảm nhận của mình về phương pháp Montessori và nó đã giúp em chuẩn bị cho cuộc đời của em thế nào. Em dự tỉnh sẽ tiếp tục học lên đại học vào mùa thu này bởi ý định là số theo đuổi một sự nghiệp viết lách”
Một trong những hình ảnh vẫn còn đọng lại rõ ràng trong đầu tôi về những năm tháng đầu tiên của mình ở trường Montessori là thí nghiệm cái xô-cột-vào-dây. Tôi còn như lúc đó mình đang nhìn trộm qua vách của lớp Một sơ cấp của mình và quan sát “các anh chị lớn”. Họ cột một cái dây mỏng vào quai của một cái xô thiết mỏng chứa đầy nuớc. Và khi đó, dưới sự kinh ngạc của tôi, họ nhấc cải dày lên và bắt đầu quay vòng vòng cải xô trong không khí thành những vòng lớn, dứt khoát. Khi tôi sắp sửa chạy đi để mách tội họ vì dám làm một thứ kinh khủng như vậy, tôi nhận thấy một điều còn kinh ngạc hơn thế – một điều khiến tôi không dám tin vào những gì mình vừa nhận thấy như thể là một trò ảo thuật vậy: Nước vẫn còn nguyên trong cái xô. Vài năm sau, tôi được tự mình làm thí nghiệm đó, và hiểu rằng thứ ảo thuật duy nhất trong trò này có tên là “lực ly tăm”; trọng lực không gây cản trở mà rất vâng lệnh trong thí nghiệm này. Và bí quyết của trò ảo thuật này nằm ngay trong tính chất của nước.
Đứng ngay cạnh tôi khi tôi học cách làm “trò ảo thuật” đó là cô giáo, cô đã gom chúng tôi lại thành một nhóm để giải thiệu một bài trình bày – đó là một sự kiện mà tất cả chúng tôi đều hết sức tôn trọng. Chúng tôi biết rằng đây là lúc mình sẽ được hiểu những gì mà các “anh chị lớn” đã biết về thế giới, về những điều kỳ thủ như là trò xà nước bay này vậy.
Thực sự, qua những bài trình bày đó, thế giới như được bày ra trước mắt chúng tôi, và cả vai trò của chúng tôi trong thế giới đó nữa. Vào ngày đầu tiên đi học, khi tôi mỗi năm tuổi, cô giáo thông báo rằng mọi thứ trong lớp học đều có tên. Cô đố chúng tôi tìm ra một thứ gì đó không có tên, chúng tôi đã không thể tìm thấy. Rồi chúng tôi bắt đầu học tên của mọi vật ở bên ngoài lớp học – tên các loại cây trên bãi cỏ, tên của các loại lá trên cây – tên các bộ phận của một cây táo – tên các bộ phận của một con thằn lằn – tên các bang trong nước – tên các nước trên thế giới. Chúng tôi cũng học về trách nhiệm và vai trò của mình trong thế giới đó. Chúng tôi nhìn thấy hình bóng nhỏ xíu đại diện cho loài người trên những cái thước dài mô phỏng thời gian. Chúng tôi biết rằng đó chính là mình. Chúng tôi thấy những chậu cây và những chú chuột chui trong cái lòng đặt trong góc cần chúng tôi chăm sóc. Chúng tôi biết rằng mình cũng cần như vậy. Chúng tôi nhìn thấy những bức tranh cần được vẽ, những vở kịch cần được viết và những chú sâu cần được bắt – và vì vậy chúng tôi đã trở thành họa sĩ, nhà văn và nhà khoa học.
Sau khi thế giới được giới thiệu với chúng tôi, đến lượt chúng tôi giới thiệu mình với thế giới. Ở trường Montessori, tôi được phép đắm mình vào không gian sáng tạo, để khám phá điều mình hứng thú chứ không phải chỉ đi lướt qua, để phát triển đam mê của mình. Và điều đáng ngạc nhiên là, giáo viên của tôi cũng tôn trọng bài trình bày của tôi như là tôi tôn trọng bài của họ vậy. Thầy Cô kiên nhẫn ngồi nghe bài thuyết trình dài lê thê và cả những bài báo cáo còn dài hơn nữa; họ lắng nghe hết sức chú tâm khi chúng tôi giơ tay xung phong kể chuyện của mình, ngay cả khi họ biết rằng chúng không có thật.
Các thầy cô luôn hết lòng khuyến khích chúng tôi tạo ra thí nghiệm và khám phá, tôi thấy ở lớp bốn mình còn được tự do hơn cả những năm đầu trung học. Tôi nhanh chóng nhận ra, như hầu hết bạn học của tôi, rằng giáo viên Montessori đã trao cho chúng tôi một niềm tin vô điều kiện. Chúng tôi được tự do làm những gì chúng tôi chọn, từ chuyện chọn bài tập đến chuyện tự do đi lại trong lớp học. Tôi không tưởng tượng nổi sự học của tôi sẽ ra sao nếu tôi không được cho cái quyền căn bản nhất là nói chuyện và đi lại – liệu khi đó tôi có giống như bạn bè tôi ở các trường khác, coi giáo viên giống như người giám thị hơn là những người bạn.
Trong một thế giới mà câu châm ngôn “Cho họ một li và họ sẽ lấn tới một dặm” có vẻ như là một quy tắc vàng, niềm tin mà chúng tôi được trao cho là hết sức mới mẻ. Giáo viên Montessori đã cho chúng tôi cả một dặm, bởi vì họ đi tôn trọng chúng tôi để làm như vậy, và chúng tôi cũng đủ tôn trọng họ để khai thác một dặm đó hăng say hết mức có thể. Động lực đó cũng đã đi cùng tôi trong những năm trung học. Sự tôn trọng mà tôi được họ dành cho vận tồn tại ở đó, trở thành sự tôn trọng với chính bản thân tôi, vì vậy tôi không ngừng phấn đấu để đưa bản thân mình vượt qua những mục tiêu đã đặt ra cho tôi.
Một trong các bài học về khoa học của chúng tôi là tìm hiểu về bản chất của chất rắn, chất lỏng và chất khí. Chúng tôi được học rằng nếu như chất rắn có hình dạng cố định và chất khí không có hình dạng thì chất lỏng lại linh hoạt, có thể biến đổi và chuyển động để phù hợp với hình dạng của vật chứa nó. Trẻ em cũng như chất lỏng vậy. Trẻ sẽ thay đổi bản thân mình theo môi trường mà chúng được đặt vào đó. Ở chỗ nào được tự do đi lại, chúng sẽ đi lại; được tự do làm gì, chúng sẽ làm. Khi có được sự tự do này, chúng cảm thấy không cần phải xâm phạm các giới hạn đặt ra làm gì cả.
Khi được tin tưởng, trẻ sẽ phát triển mau chóng. Khi được cho đi vào thành phố, chúng sẽ đi, khi được cho vẽ một bức tranh, chúng sẽ vẽ, khi được cho hàng giờ liền để tìm hiểu về ngoại động từ, chúng sẽ tìm hiểu – và làm tất cả những việc đó với niềm vui sướng. Tôi mãi mãi biết ơn thầy cô vì đã “trình bày” cho chúng tôi thấy niềm tin tuyệt đối mà họ dành cho trẻ thơ.
Các thầy cô đã đủ tin tưởng để quay cái xô, bởi vì họ biết rằng nước sẽ vẫn nguyên trong đó, như đặc tính vốn có của nó.
Nguồn: Phương pháp Montessori Ngày nay – Paula Polk Lillard