Cha mẹ đôi khi vì quá thương yêu trẻ mà không nhận ra sự giúp đỡ của mình đang cản trở sự phát triển của nó. Có những việc mà đứa trẻ muốn làm, muốn tự mình thực hiện, hãy vui lòng để chúng được làm điều đó trong sự hướng dẫn, giám sát của cha mẹ. Có thể cha mẹ nhận ra chúng sẽ thất bại thôi. Nhưng không sao, chúng sẽ vui vẻ đứng lên sau thất bại đó đến khi có thể thành thục một công việc mà chúng yêu thích. Điều này gián tiếp làm cho đứa trẻ độc lập hơn, tự tin hơn và hoàn thiện thêm những kỹ năng mới đấy cha mẹ ơi! 10 điều cha mẹ hãy tìm hiểu:
1. “Đừng bao giờ giúp đứa trẻ việc mà nó cảm thấy mình có thể thành công”
Cha mẹ đôi khi vì quá thương yêu trẻ mà không nhận ra sự giúp đỡ của mình đang cản trở sự phát triển của nó. Có những việc mà đứa trẻ muốn làm, muốn tự mình thực hiện, hãy vui lòng để chúng được làm điều đó trong sự hướng dẫn, giám sát của cha mẹ. Có thể cha mẹ nhận ra chúng sẽ thất bại thôi. Nhưng không sao, chúng sẽ vui vẻ đứng lên sau thất bại đó đến khi có thể thành thục một công việc mà chúng yêu thích. Điều này gián tiếp làm cho đứa trẻ độc lập hơn, tự tin hơn và hoàn thiện thêm những kỹ năng mới đấy cha mẹ ơi!
2. “Giáo dục là một quá trình tự nhiên được thực hiện bởi trẻ nhỏ và không đạt được nhờ lắng nghe mà nhờ trải nghiệm trong môi trường”
Nghiễm lại thì thấy rất đúng. Việc ép bọn trẻ ngồi thụ động và lắng nghe liên tục để hiểu mọi vấn đề. Có gì đó không ổn lắm ở đây?? Đúng vậy, điểm bất ổn là đứa trẻ từ 0-6 tuổi học bằng mọi giác quan, việc học bằng các giác quan cũng được chứng minh là hiệu quả nhất so với chỉ sử dụng một trong số đó. Vậy tại sao chúng ta lại bắt chúng im lặng, chỉ được lắng nghe thôi?
Giáo dục hiện đại là phải để trẻ học mà chơi vui vẻ, an toàn, hạnh phúc. Đứa trẻ chỉ học qua những trò chơi, tương tác thật với môi trường và giáo viên.
3. “Giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời mỗi người không phải là ở tuổi học đại học, mà là giai đoạn đầu tiên, giai đoạn sơ sinh đến khi sáu tuổi”
Vì giai đoạn này não trẻ đang làm một cuộc “cách mạng” vĩ đại, mang lại khả năng học hỏi, tiếp thu, ghi nhớ vượt bậc cho đứa trẻ. Giai đoạn mà con có thể trở thành thần đồng hay bất cứ ai mà con muốn. Giáo dục sớm vì thế mà nên được áp dụng trong giai đoạn này, để đứa trẻ được lớn lên khoẻ mạnh, năng động và hạnh phúc.
4. “ Một đứa trẻ cảm nhận tình yêu sâu sắc đối với môi trường xung quanh và đối với tất cả sinh vật, đứa trẻ đã phát hiện niềm vui và sự nhiệt tình trong hoạt động, cho chúng ta lý do để hy vọng rằng nhân loại có thể phát triển theo hướng mới”
5. “Hãy tôn trọng tất cả những hình thức hoạt động hợp lý của trẻ nhỏ và cố gắng hiểu chúng”
Trẻ nhỏ quá non nớt để “hoàn hảo” theo cách chúng ta mong đợi. Chúng cũng quá ngây ngô để nhận biết mọi thứ là nên hay không. Tuy nhiên, chúng luôn có xu hướng làm điều mà chúng cho là tốt nhất hay bắt chước theo cha mẹ – người mà chúng tin tưởng, yêu thương. Vậy nên cha mẹ ơi, đừng xét đoán con vội vàng qua những hàng động ngây thơ ấy. Hãy hỏi han và nhìn thấy ý nghĩa thực sự của mỗi công việc trẻ đang làm để giúp trẻ phát huy hoặc cải thiện nhé!
6. “Không người lớn nào có thể gánh thay gánh nặng của trẻ nhỏ, hay lớn lên thay cho nó”
Đúng vậy, mỗi đứa trẻ có một sứ mệnh riêng, một con đường phát triển riêng mà chúng cần tự đi. Không ai có thể làm thay hay nên giúp nó cả, việc ta cần làm là giúp nó “tự làm” lấy để phát triển độc lập, mạnh mẽ. Đừng để tình yêu của mình cản trở đứa trẻ được lớn lên theo cách của nó.
7. “Tất cả những tương tác của ta với trẻ nhỏ rồi sẽ kết trái, không chỉ trong hiện tại, mà còn trong con người trưởng thành của đứa trẻ về sau”
Nói một cách dễ hiểu hơn thì mọi cư xử, lời nói, việc làm của cha mẹ và người xung quanh trẻ có ảnh hưởng tích cực/tiêu cực rất lớn đến cuộc đời đứa trẻ, in dấu mãi trong tâm hồn đứa trẻ dù đến tuổi trưởng thành. Cha mẹ có mong muốn những dạy bảo, lối sống, tình yêu của mình “kết trái ngọt” cho con không? Nếu vậy, Hãy luôn làm gương sáng cho đứa trẻ, gieo những hạt mầm yêu thương và trí óc non nớt ấy.
8. “Quan sát một đứa trẻ, ta thấy rõ ràng rằng sự phát triển tư duy của nó đến từ vận động”
Trẻ em rất hiếu động, chúng không dễ dàng ngồi yên một chỗ, mong muốn tìm tòi, khám phá buộc chúng phải hoạt động liên tục. Chính những phát hiện của trẻ, cảm nhận từ giác quan mang lại cho trẻ tri thức, tư duy phát triển đáng kể, nếu được củng cố, việc học tập theo cách này có thể giúp trẻ thông minh hơn rất nhiều đấy.
9. “Hãy giúp con tự làm điều này!”
Đó là những từ ngữ thể hiện nhu cầu bên trong của trẻ nhỏ. Những năm đầu đời, tiềm năng học tập của trẻ là vô hạn. Khả năng tự học hỏi cũng rất lớn. Trẻ cần tự mình làm mọi việc, trải nghiệm mọi thứ để hình thành các kỹ năng của riêng mình.Hãy để trẻ được rèn luyện theo cách tốt nhất – đó là giúp trẻ “tự làm” thay vì làm hộ trẻ.
10. “Chơi đùa là công việc của trẻ nhỏ.”
Mọi hoạt động ăn, uống, ngủ, học tập,… của trẻ đều gắn liên với chơi đùa. Đó là tuổi thơ của đứa trẻ, là hoạt động cơ bản nhất là trẻ cần làm mỗi ngày. Cha mẹ, thầy cô có thể dạy trẻ học mọi thứ, nhưng phải tôn trọng quá trình phát triển hồn nhiên này. Đây cũng là kim chỉ nam để xây dựng các chương trình phát triển toàn diện hữu ích cho trẻ mà không tạo áp lực hay khiến trẻ mất đi tuổi thơ hồn nhiên.
(nguồn tổng hợp)