Bằng nhiều cách thì chúng ta cũng không thể phủ nhận được rằng trẻ đã được tiếp xúc với Toán học từ khi còn rất nhỏ. Những câu hỏi như: “Em bé được mấy tuổi rồi?”, “Em bé sinh vào ngày bao nhiêu?” đã gián tiếp nói đến sự xuất hiện của Toán học xung quanh trẻ.
Toán học là khái niệm trừu tượng nhất mà bộ não phải tư duy. Những con số không thể tự định nghĩa được mình mà đều do trí tuệ của con người định nghĩa thông qua quá trình học tập và trải nghiệm. Sẽ thật tuyệt vời nếu một đứa trẻ có niềm hứng thú với Toán học ngay từ khi còn nhỏ. Một khi con đã làm quen và hứng thú với việc đếm số từ 1- 10, có thể cho con làm quen với chương trình toán học Montessori.
Với Montessori, tiếp cận sớm với Toán học giúp tăng cường khả năng tư duy logic, trao cho trẻ cơ hội khám phá thế giới Toán học đầy lý thú và nuôi dưỡng tình yêu với môn khoa học trí tuệ này. Đó cũng là những lợi ích của chương trình Toán học theo chuẩn Montessori Quốc tế mang lại cho trẻ.
Các khái niệm toán học theo phương pháp Montessori sẽ được giới thiệu với trẻ thông qua các giáo cụ, trẻ thẩm thấu thông qua các bài tập từ hết sức cụ thể cho đến trừu tượng, từ đơn giản đến phức tạp. Trẻ sẽ được học về quy trình trước, sau đó mới đến các dữ kiện. Tính trật tự, kỹ năng phối hợp tai mắt và quan trọng nhất là tính độc lập trẻ đạt được khi trải nghiệm với các giáo cụ là đích đến.
Toán học trong Montessori được sắp xếp rất trình tự và logic. Các bài toán được chia từ cơ bản đến phức tạp, từ số đếm đến hệ thập phân, các phép tính( + - x : ), phân số, luỹ thừa. Làm thế nào để dạy trẻ Mầm non khối lượng kiến thức lớn như vậy? Hãy theo dõi hệ thống các bài học ở trong chương trình Số học này:
Bài 1: Giới thiệu 1- 10
Thông qua đó trẻ học đếm và hiểu bản chất về lượng. Trẻ hiểu rõ về lượng thông qua bộ gậy số, liên kết với lượng khi kết hợp thẻ số với gậy số. Trẻ dần dần hiểu được trình tự số tự nhiên. Hộp que đếm, số thẻ và chấm đỏ, thang chuỗi hạt màu và các hoạt động mà giáo viên đưa vào nhằm củng cố khái niệm số tự nhiên 1 – 10.
Bài 2: Giới thiệu hệ thống số thập phân
Sử dụng bộ hạt vàng đồng. Trẻ sẽ làm quen với các thuật ngữ toán học: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm và hàng nghìn. Mỗi khái niệm được cụ thể hóa với trẻ thông qua bộ hạt màu. Trẻ được thực hiện các bài tập lớn, hình thành các con số lớn.
Bài 3: Giới thiệu với trẻ các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, sử dụng trọn bộ hạt.
Trẻ thẩm thấu các khái niệm thông qua trò chơi ngân hàng ( bank game) và tiếp tục học các phép toán qua trò chơi với tem số ( stamp game).
Bài 4: Đếm nhảy số
Trẻ đếm nhảy số. Bộ bảng hàng chục (teen board) được sử dụng để giới thiệu lượng và thực hiện các bài tập liên kết với lượng. Bảng 100 ( One hundred board) và các chuỗi hạt màu giúp trẻ thuần thục trình tự các con từ số 1- 100, khái niệm nhảy: 5, 10, 15,20….
Bài 5: Các phép toán với bảng tính cộng, trừ, nhân, chia, trò chơi con rắn và các bộ phân số.
- Mỗi giáo viên có thể giúp trẻ nuôi dưỡng được tình yêu với môn khoa học trí tuệ trừu tượng này.
- Đến với Toán học không còn là khó khăn và khô khan
- Giáo viên có thể ứng dụng cách dạy trẻ, sử dụng bộ giáo cụ phù hợp với học sinh của mình
- Giáo viên biết cách rèn luyện sự tập trung, tư duy logic cho trẻ
- Giáo viên có thể tự tạo những bộ giáo cụ phù hợp với lớp học và học sinh của mình.
Giảng viên phụ trách
Dương Hoài Hương
Giám đốc điều hành
Nguyễn Trọng Minh Khanh
Tiến sỹ giáo dục
Nguyễn Thị Hằng Nga
Phó giám đốc sản phẩm
Madilyn Rivera Lumba
Phó giám đốc sản phẩm